Chiều cao trần nhà là thông số quan trọng ảnh hưởng tới sự an toàn, cân đối và tính thẩm mỹ của một ngôi nhà. Trong đó trần nhà cao bao nhiêu là hợp lý luôn là vấn đề gây tranh cãi. Để giúp bạn tìm ra chiều cao phù hợp, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của ARC DÉCOR nhé!
Yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao trần nhà
Để tìm được chiều cao trần nhà phù hợp, chúng ta không thể dựa vào một công thức tính toán đơn thuần mà cần dựa vào các yếu tố sau:
Dựa trên quy định pháp luật
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà hầu như bất cứ quốc gia nào cũng đều có những quy định pháp luật riêng trong việc xây dựng các công trình nhà ở. Theo đó, quy định luôn nêu rõ các quy chuẩn về chiều cao trần nhà với từng công trình cụ thể:
- Độ cao tối đa sàn 3m: Tính từ mặt sàn lên mặt sàn mái.
- Độ cao tối đa sàn 3,4m: Tính từ mặt sàn dưới lên mặt sàn trên, từ tầng 2 trở lên.
- Độ cao tối đa sàn 3,5m: Tính từ cao độ của vỉa hè lên đáy ban công.
- Độ cao tối đa sàn 3,8m: Tính khi đường có lộ giới dưới 3,5m. Khi có độ cao tối đa sàn từ tầng 1 lên sàn dưới tầng 2 là 3,8m. Không được thiết kế xây dựng tầng lửng.
- Độ cao tối đa sàn 5,8m: Đường có lộ giới trong khoảng từ 3,5m đến dưới 20m, sẽ được thiết kế xây tầng lửng. Độ cao tối đa từ sàn tầng 1 lên sàn dưới tầng 2 là 5,8m.
- Độ cao tối đa sàn 7m: Đường có lộ giới từ 20m trở lên, được thiết kế xây dựng tầng lửng với độ cao sàn tầng 1 lên sàn dưới tầng 2 là 7m.
Dựa trên số bậc cầu thang
Trường hợp 1: Nếu xây nhà từ 2 tầng trở lên thì chiều cao nhà theo các tầng sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây cầu thang bộ.
Trường hợp 2: Nếu nhà có diện tích dành cho cầu thang bộ khá nhỏ thì không nên thiết kế chiều tầng cao quá vì nó sẽ tạo độ dốc cầu thang và gây nguy hiểm khi di chuyển. Đây là một trong những kinh nghiệm thiết kế mà bất cứ kỹ sư nào cũng cần nắm rõ.
Dựa vào yếu tố tiết kiệm năng lượng
Máy lạnh là vật dụng không thể thiếu trong một không gian nhà ở hiện đại đặc biệt là đối với những ngày thời tiết nóng bức. Khi bắt tay vào việc xác định chiều cao trần nhà hợp lý, bạn cần phải chú ý đến trang thiết bị này. Các chuyên gia thiết kế nhà đẹp khuyên bạn nên chọn chiều cao sàn thấp bởi điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm năng lượng máy lạnh.
Dựa trên chiều cao tổng của nhà
Bên cạnh chiều cao trần thì chiều cao tổng của nhà cũng được quy định hết sức rõ ràng và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mặc dù điều này không gây ảnh hưởng nhiều tới nhà cấp 4 và kiến trúc chung cư, nhưng với kiến trúc nhà cao tầng thì cần tính toán rõ ràng ở chiều cao trần nhà khi phân chia từng tầng.
Xem thêm: Sơ đồ công năng biệt thự
Dựa trên kiến trúc xây dựng
Kiến trúc xây dựng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến trần nhà cao bao nhiêu là hợp lý. Tiêu biểu như trần nhà cấp 4 thường thấp hơn so với các kiến trúc khác. Bởi nhà cấp 4 thường có diện tích nhỏ, nếu sử dụng trần cao sẽ tạo nên cảm giác lạnh lẽo, trống trải.
Vậy trần nhà cao bao nhiêu là hợp lý?
Theo tư vấn từ các chuyên gia kiến trúc sư thì chiều cao trần nhà đối với kiến trúc nhà ở của người Á Đông sẽ được quy định trên từng không gian cụ thể. Điều này sẽ tương ứng với các kiểu kiến trúc sau:
- Đối với phòng khách: Đây là không gian chức năng quan trọng trong tổng thể kiến trúc xây dựng nhà ở. Vì thế chiều cao trần nhà lý tưởng sẽ giao động từ 3,6m – 5m.
- Đối với phòng bếp, phòng ngủ: Đây không gian chức năng có tính riêng tư, cần sự ấm cúng, thoải mái nên chiều cao trần đạt chuẩn là 3 – 3,3m.
- Đối với phòng thờ: Không gian này mang tính thiêng liêng, thể hiện sự tôn kính với tổ tiên nên trần nhà không được thấp hơn các không gian khác.
- Đối với nhà vệ sinh hoặc các không gian chức năng phụ khác: Vì được xếp vào không gian chức năng phụ, nên không chỉ chiều cao mà đến cả chiều rộng cũng không nên quá lớn. Chiều cao phổ biến tối thiểu là 1,4m, còn lớn nhất sẽ giao động trong khoảng trần 2,5m, 2,6m hoặc 2,7m.
Bạn cũng có thể xác định trần nhà cao bao nhiêu là hợp lý dựa vào điều kiện thời tiết của từng vùng. Nếu gia đình bạn ở miền Bắc, mùa hè nóng và mùa đông lạnh thì nên thiết kế trần nhà cao từ 3 – 3,6m. Còn ở miền Nam thì nên thiết kế trần nhà cao hơn từ 3,6 – 4,5m để tránh ẩm mốc và mát mẻ hơn.
Làm sao để thiết kế trần nhà đẹp?
Mặc dù hiện có rất nhiều nguyên vật liệu dùng để làm trần nhà như thạch cao, gỗ… Tuy nhiên muốn thiết kế trần nhà có chiều cao phù hợp với phong cách kiến trúc của ngôi nhà đó thì không hề dễ. Bạn cần chú ý những vấn đề dưới đây:
Màu sắc trần nhà
Màu trắng là gam màu chủ đạo thường được các gia đình Việt lựa chọn cho trần nhà. Gam màu này rất hài hòa với không gian, dễ phù hợp với mặt sàn, tường và độ nội thất. Sử dụng màu trắng cho trần nhà cũng có thể khiến trần nhà cao hoặc thấp hơn. Vì thế bạn cần điều chỉnh tỉ lệ hợp lý cho các không gian.
Chọn vật liệu trần nhà
Trần gỗ giúp che khuyết điểm: Sử dụng trần nhà làm bằng gỗ cũng là một cách giúp trần nhà che đi các khuyết điểm như vết gờ, vết nứt. Nếu muốn sáng tạo và độc đáo hơn, bạn có thể sơn hoặc nhuộm màu gỗ.
Nếu là phòng khách hoặc phòng bếp khi sử dụng trần gỗ sẽ đem tới sự ấm cúng và sang trọng. Tuy nhiên nếu dùng gỗ làm trần nhà thì các đồ nội thất nên là những màu sáng.
Dùng trần thạch cao
Trần thạch cao là loại được sử dụng phổ biến nhất. Không chỉ mang tới tính thẩm mỹ mà giá tiền lại phù hợp với đa số gia đình Việt. Nó giúp giải quyết các khuyết điểm mà vật liệu khác đem tới, đặc biệt thạch cao có khả năng chống cháy, chống thấm và cách âm tốt.
Trần nhà bằng nhôm cao cấp
Nhôm cũng là vật liệu nhận được khá nhiều sự yêu thích vì mẫu mã đa dạng, mang lại vẻ đẹp độc đáo cho trần nhà. Không những vậy nhôm còn có khả năng chống nóng nên phù hợp với khí hậu trên mọi vùng miền Việt Nam.
Thiết kế ánh sáng cho trần nhà
Ánh sáng trần nhà sẽ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ cho các không gian trong nhà. Hiện có rất nhiều loại đèn trang trí được bày bán trên thị trường. Vì thế bạn có thể chọn cho mình một mẫu đèn yêu thích với các màu sắc khác như như: xanh, vàng, trắng…
Có thể bạn quan tâm: Nguyên lý thiết kế nhà hàng
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của ARC DÉCOR về trần nhà cao bao nhiêu là hợp lý. Hi vọng qua bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc thiết kế và xây dựng trần nhà sao cho phù hợp.