Arc Decor

8 nguyên lý thiết kế nhà cao tầng mới nhất 2022

Việt Nam là đất nước đang phát triển với xu hướng dân số ngày càng tăng. Chính vì thế xây dựng nhà cao tầng sẽ là yếu tố tất yếu trong xã hội hiện nay. Vậy nguyên lý thiết kế nhà cao tầng là gì? Cần tuân thủ những quy định nào trong xây dựng? Hãy cùng ARC DÉCOR tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Quy định về thiết kế nhà cao tầng

Trong quá trình thiết kế nhà cao tầng trong thành phố, kiến trúc sư và các bên thi công cần đảm bảo được những quy định chung sau:

  • Đảm bảo yêu cầu an toàn, bền vững, phù hợp với nhu cầu sử dụng của cộng đồng dân cư, mỹ quan đô thị và điều kiện xã hội, tự nhiên.
  • Quy mô căn hộ phải thuận tiện sử dụng và quản lý, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
  • Đảm bảo các điều kiện về an ninh xã hội, chống cháy nổ và đảm bảo không gian riêng tư cho mỗi căn hộ.
  • Đảm bảo các điều kiện sử dụng về dịch vụ và tiện ích khác như: viễn thông, điện thoại, hệ thống điều hòa không khí, cáp truyền thông…
  • Đảm bảo kết cấu hạ tầng bền vững và dự trù tác động tự nhiên như động đất, gió bão.
  • Chất lượng tượng phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản như cách âm, cách nhiệt, chống nước, an toàn.
Nguyên lý thiết kế nhà cao tầng-1
Thiết kế nhà cao tầng cần tuân thủ theo các quy định chung nhất định

Nguyên lý thiết kế nhà ở cao tầng

Sau khi tìm hiểu các quy định chung về xây dựng nhà cao tầng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nguyên lý thiết kế nhà cao tầng là gì nhé.

Thiết kế tầng hầm để xe

Tầng hầm để xe có vai trò rất quan trọng đối với bất cứ một công trình nhà cao tầng nào. Xây dựng tầng hầm để xe cần tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo hiệu quả tối ưu khi sử dụng và đảm bảo tốt chất lượng công trình.

Diện tích tầng hầm để xe được tính như sau: 

  • 20m2/100m2 diện tích sử dụng căn hộ (áp dụng đối với nhà cao tầng thương mại).
  • 12m2/100m2 diện tích sử dụng căn hộ (áp dụng đối với nhà ở xã hội).
  • Tầng hầm phải có chiều cao ít nhất 2,2m, có tối thiểu 2 lối ra có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,9 x 1,2m và thông ra đường chính (không ra hành lang).
  • Nền và vách hầm phải đổ bê tông cốt thép với độ dày 20cm để chống thấm.
  • Lối xuống tầng hầm có: độ dốc tối thiểu 14%, độ dốc thẳng và độ dốc cong là 17%.
  • Phải có hệ thống thông gió và phải có thang máy xuống tầm hầm để xe.
Nguyên lý thiết kế nhà cao tầng-5
Tầng hầm để xe phải được thiết kế rộng rãi và thoáng mát

Xem thêm: 4 không gian thiết kế nhà hàng cơ bản

Thiết kế thang thoát hiểm

Đối với mỗi công trình nhà cao tầng thì thang thoát hiểm là thiết kế không thể nào thiếu được. Dưới đây là các yêu cầu cụ thể:

+ Lối thoát hiểm: là cửa phòng của tất cả các tầng dẫn đến hành lang, lối đi, buồng thang có lối ra ngoài trực tiếp hoặc dẫn đến sảnh trước ra ngoài tòa nhà.

+ Đường thoát hiểm: 

  • Là đường dẫn đến lối thoát hiểm của tòa nhà.
  • Đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
  • Các đường thoát hiểm gồm: tiền sảnh, buồng thang, hành lang.
  • Thang máy, băng truyền không phải là đường thoát hiểm.

+ Lối thoát nạn:

  • Dẫn đến các lối thoát hiểm trực tiếp ra bên ngoài tòa nhà.
  • Đường dẫn lối thoát hiểm phải có ký hiệu hướng dẫn rõ ràng.
  • Được phép đặt thông qua ngăn cửa đệm.
  • Không được lắp ráp các loại gương gần lối đi ra ngoài.
  • Mỗi toàn nhà cần có ít nhất 2 lối thoát nạn và được phân tán nhiều nơi.
Nguyên lý thiết kế nhà cao tầng-2
Lối thoát hiểm trong tòa nhà chung cư

Thiết kế hệ thống cung cấp điện

Thiết kế hệ thống cung cấp điện sao cho phù hợp cũng là một trong các nguyên lý thiết kế nhà cao tầng bạn cần quan tâm. Mạng lưới điện của tòa nhà phải đảm bảo đầy đủ lượng điện năng cung cấp cho mỗi căn hộ và đạt yêu cầu sử dụng tối thiểu.

  • Điện cung cấp trong tòa nhà phải đạt được độ tin cậy tối ưu tính theo chất phụ tải.
  • Đảm bảo an toàn sử dụng cho con người và thiết bị.
  • Đảm bảo dao động, chất lượng điện năng và độ lệch điện áp thấp nhất có thể trong phạm vi cho phép.
  • Thiết kế mạng lưới điện năng, thiết bị cung cấp điện phải dễ sử dụng, thuận tiện sửa chữa và bảo dưỡng, đồng thời phù hợp với đặc điểm giới hạn điện của tòa nhà.
  • Hạn chế thấp nhất chi phí vận hành mỗi năm.

Thiết kế hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước phục vụ cho việc sinh hoạt và chữa cháy trong các trường hợp cần thiết. Theo yêu cầu, hệ thống này cần đạt những yêu cầu sau:

  • Hệ thống cung cấp nước cần đảm bảo lưu lượng nước, áp lực nước và đáp ứng nhu cầu sử dụng nước liên tục.
  • Căn cứ vào mức độ tiện nghi và tiêu chuẩn sử dụng nước nhiều nhất mà thiết kế hệ thống nước thích hợp. 
  • Tiêu chuẩn nước sinh hoạt từ 200 – 300 lít/người/ngày đêm.
  • Tiêu chuẩn nước chữa cháy từ 2,5 lít/giây. Mỗi nhà nên có 2 cột nước chữa cháy.
  • Hệ thống cấp nước cần được đảm bảo lưu lượng và áp lực nước để đáp ứng việc sử dụng nước liên tục.
  • Mạng lưới phân phối đường ống cấp nước được đặt ở tầng hầm và tầng kỹ thuật, phải tách biệt với đường ống thông gió, thông hơi.
Nguyên lý thiết kế nhà cao tầng-3
Hệ thống cấp thoát nước cho nhà cao tầng

Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống phòng cháy chữa cháy của công trình nhà cao tầng cần tuân theo những quy định và nguyên tắc dưới đây:

  • Thi công xây dựng nhà cao tầng phải có sức chịu lửa.
  • Thiết kế hệ thống dẫn nước chữa cháy, hệ thống báo cháy bắt buộc.
  • Lối thoát hiểm phải có khoảng cách an toàn, thông thoáng và tiếp giáp với bên ngoài.
  • Hệ thống báo cháy, báo khói, báo nhiệt được phân bố ở nhiều khu vực trong tòa nhà.

Thiết kế thang máy

Thiết kế thang máy cần tuân theo đúng nguyên lý thiết kế nhà cao tầng để đảm bảo độ an toàn và tối ưu hóa chức năng cho người dùng. Trong đó bạn cần chú ý:

  • Luôn đặt an toàn sử dụng là tiêu chuẩn ưu tiên từ khi chọn và lắp đặt thang máy.
  • Kích thước, trọng tải tiêu chuẩn đối với tòa nhà trên 10 tầng sẽ là: kích thước cabin 1400 – 1300mm, trọng tải tối thiểu đối với thang chở người 900kg, tải trọng thang máy chở hàng từ 1500kg trở lên.
  • Vị trí lắp thang máy nên gần lối vào tòa nhà và cách xa các phòng chính.
Nguyên lý thiết kế nhà cao tầng-4
Cần lắp đặt thang máy ở vị trí phù hợp

Có thể bạn chưa biết: Có nên thiết kế nhà vệ sinh âm sàn không

Thiết kế lan can

Kiến trúc sư khi thi công xây dựng lan can cho nhà cao tầng cần lưu ý những vấn đề như:

  • Các vị trí tiếp xúc với bên ngoài, đặc biệt là các khu nhà cao tầng bắt buộc phải có lan can.
  • Lan can đối với các nhà trong khu chung cư phải có chiều cao tối thiểu là 1,4m.
  • Khe hở lan can của các công trình có trẻ em cần nhỏ hơn quả cầu có đường kính 100m.
  • Lan can phải được làm từ vật liệu kiên cố và chịu lực tốt.

Thiết kế hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét rất cần thiết đối với các nhà cao tầng. Việc thiết kế hệ thống này cần đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định, điều này đảm bảo sự an toàn cho con người và công trình khỏi các hiện tượng sét đánh lúc trời mưa.

Bên cạnh đó, khi thiết kế nhà cao tầng nên trang bị thêm cảm ứng điện từ và cảm ứng tĩnh điện và tránh trường hợp sét đánh tạo ra nguồn điện áp cao lan truyền trong công trình.

Nguyên lý thiết kế nhà cao tầng-6
Bản vẽ mặt đứng hệ thống chống sét tòa nhà cao tầng

Các dịch vụ Hot tại ARC DÉCOR:

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của ARC DÉCOR về các nguyên lý thiết kế nhà cao tầng phù hợp xu thế hiện nay. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích, giúp bạn biết được để hoàn thành bất cứ một công trình nào đều cần phải tuân thủ theo các quy định và nguyên tắc nhất định.

Share

0937 468 788