Nhà liền kề là công trình kiến trúc có chiều ngang hẹp và nằm sát nhau. Chính điều này khiến việc thi công móng cũng cần chú ý nhiều hơn, bởi nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Vậy biện pháp thi công móng nhà liền kề là gì? Hãy cùng ARC DÉCOR tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Nhà liền kề là gì?
Tại các khu đô thị lớn, nhà liền kề là mô hình nhà ở rất được ưa chuộng. Chúng gồm các ngôi nhà có thiết kế độc lập nhưng lại giống nhau về kiến trúc được xây dựng sát nhau trên cùng một diện tích và tạo thành một dãy nhà.
Nhà liền kề có kết cấu cố định nên các hộ cần sử dụng chung một hệ thống điện, nước, giao thông và cơ sở hạ tầng chính. Theo đó, diện tích của từng ngôi nhà sẽ dựa vào số lượng và diện tích xây dựng. Thường là 5x20m2 hoặc 4x25m2.
Các loại móng của nhà liền kề
Nhà liền kề thường có cấu tạo với 2 loại móng cơ bản là móng cọc và móng nông. Cụ thể:
Móng cọc
Móng này được sử dụng phổ biến hiện nay, đặc biệt là móng cọc ép. Ưu điểm của loại móng này là chịu được tải trọng lớn nên có thể xây được nhà nhiều tầng. Nhược điểm của hầu hết các loại móng cọc là dễ khiến nhà liền kề bị lún, nứt, đội nền, bong nền, chuyển dịch nếu xây nhà trên nền đất cứng, đất sét.
Móng nông
Móng nông là móng đặt trực tiếp lên nền đất, cọc tre, móng top-base… Ưu điểm của móng là thi công đơn giản, ít tốn kém chi phí và không ảnh hưởng tới nhà liền kề. Tuy nhiên chúng có điểm hạn chế là sức chịu tải kém, không thể xây được nhà nhiều tầng. Vì thế với nền đất yếu, nếu xây nhà từ 4 tầng trở lên thì không dùng được móng nông.
Xem thêm: Lệ phí xin phép xây dựng nhà ở hết bao nhiêu?
Hậu quả của việc thi công móng nhà liền kề sai kỹ thuật
Khi thi công móng nhà liền kề, một số hiện tượng dưới đây có thể xảy ra đối với nhà bên cạnh:
- Tường, vách bị nứt, thấm dột, ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ ngôi nhà.
- Dầm móng bị hở. Trong một thời gian dài có thể gây ra sụt lún nghiêm trọng.
- Quá trình xây dựng sử dụng máy móc, xe chở vật liệu…làm ồn.
- Đường điện nước rò rỉ: Hệ thống cấp thoát nước vỡ, dây điện âm tường bị rò cũng rất nguy hiểm.
Đặc biệt, khi ép cọc cho móng, chắc chắn có ảnh hưởng đến nhà liền kề. Nếu ngôi nhà này đã thi công lâu năm, sẵn trên nền đất yếu. Thì khi đưa cọc sâu xuống bên dưới sẽ khiến cho khối đất nhô lên. Tạo ra lực ép lên móng ngôi nhà liền kề.
Hậu quả ngôi nhà bên cạnh bị đội nền, nghiêng, lún, nứt….Với những ngôi nhà dùng móng nông thì càng nguy hiểm.
Biện pháp thi công móng nhà liền kề an toàn hiệu quả
Để tránh gặp phải tình trạng tường bị nứt, thấm dột, dầm móng bị hở, đường điện nước rò rỉ… trong quá trình xây dựng, bạn cần tuân thủ các biện pháp thi công móng nhà liền kề sau:
Tuân thủ luật xây dựng
Khi xây dựng công trình, đơn vị thi công phải tuân thủ pháp luật về xây dựng để đảm bảo an toàn. Không được xây dựng vượt quá khoảng cách, độ cao mà pháp luật quy định. Đồng thời không được xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu công trình liền kề và xung quanh.
Trong quá trình xây dựng nếu có xảy ra sự cố bất thường, chủ đầu tư công trình cần dừng ngay việc xây dựng theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu gây ra thiệt hại sẽ buộc phải bồi thường.
Dùng chống văng với nhà xung quanh
Điều này rất cần thiết và không thể thiếu khi xây nhà liền kề. Mục đích là để đảm bảo an toàn cho các công trình xung quanh. Chất liệu chống văng sử dụng phải được làm bằng thép không gỉ để giúp ngôi nhà được bền vững, chất lượng nhất.
Không đào móng sâu hơn nhà bên cạnh nếu chưa cừ
Chủ xây dựng cần lưu ý, so với nhà bên cạnh thì chỉ nên đào móng nông hơn. Nếu muốn đào sâu để gia cố cho nhà liền kề, chắc chắn thì cần có biện pháp cừ phù hợp. Quá trình ép móng cừ sẽ giúp cho tổ ấm của mình hay các ngôi nhà xung quanh không bị sụt lún sau 8 – 10 năm đi vào sử dụng.
Dùng cừ thép ép sát móng nhà bên cạnh
Đây cũng là một trong các biện pháp thi công móng nhà liền kề tiêu chuẩn được chủ đầu tư áp dụng để làm sự kiên cố cho công trình.
Cụ thể là dùng cù thép và ép sát từ 3 – 4m so vào móng của nhà bên cạnh. Việc này giúp xử lý tới 80% sự cố thi công móng nhà liền kề. Tuy nhiên không thể sử dụng với trường hợp dùng đất sét.
Hệ thống giàn giáo cần đạt tiêu chuẩn
Hệ thống giàn giáo không thể thiếu trong mỗi công trình thi công. Hiện có hai loại phổ biến được sử dụng nhiều nhất là giàn giáo gỗ và giàn giáo sắt thép. Công trình sẽ đạt độ cứng, độ bền và tiết kiệm được thời gian tối đa khi chọn giàn giáo sắt thép. Trường hợp sử dụng giàn giáo gỗ, cần đảm bảo cây chống đủ to và khoảng cách đạt từ 55 – 60cm mỗi cây.
Khoan mồi khi thực hiện ép cọc
Đất bị dồn nén sẽ khiến nhà xung quanh phồng lên, làm ảnh hưởng rất lớn tuổi thọ công trình và sinh hoạt của người trong gia đình. Khoan mồi ép cọc bê tông tránh cho các vật dụng rơi ra là việc làm vô cùng cần thiết để không ảnh hưởng tới nhà xung quanh.
Dùng cọc khoan nhồi khi thi móng nhà
Sức chịu tải của cọc khoan nhồi rất lớn, bù lại độ chấn rung tạo khi thi công không quá lớn nên hạn chế đẩy cọc chắn xung quanh sang 2 bên. Đồng thời không làm cho đất bị trồi lên hay gây sụt lún nhà ở liền kề.
Vì thế việc thi công cọc khoan nhồi cần được giám sát bởi các kỹ sư có chuyên môn. Tốt nhất là tìm đến một đơn vị thầu có trình độ cao để đảm bảo quá trình thi công.
Có thể bạn chưa biết: 5 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thiết kế và thi công nội thất
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của ARC DÉCOR về các biện pháp thi công móng nhà liền kề an toàn và hiệu quả. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp bạn ứng dụng được cho các công trình tương lai của mình.