Hiện nay, việc xây được một ngôi nhà theo đúng mơ ước của mình chắc chắn luôn là mục tiêu của mọi người, và nó cũng sẽ trở thành một tài sản mang ý nghĩa lớn nhất với hầu hết mỗi người, hay là mỗi gia đình, nhưng để có thể xây dựng được một ngôi nhà thật sự hoàn hảo theo đúng mong ước thì dĩ nhiên bạn sẽ phải tích lũy ngân sách trong một thời gian dài.
Đặc biệt là đối với những gia đình khi mới lần đầu xây nhà thì đó còn được xem là một việc hết sức quan trọng với rất nhiều tính toán và lo toan khác nhau. Và bạn là một người mới xây nhà lần đầu nên không có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà cửa.
Bạn đừng nghĩ rằng khi đã giao hết cho nhà thầu rồi thì sẽ không còn lo lắng gì nhé. Nếu may mắn gặp một công ty xây dựng uy tín thì điều đó thật tốt, nhưng nếu lỡ gặp nhà thầu không đàng hoàng thì kết quả nhận được sẽ khiến bạn phải hối hận đấy.
Hôm nay, ARC DECOR sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm “xương máu” trước khi xây nhà lần đầu nhé!
1. Kế hoạch về tài chính
Vấn đề này được xem là rất quan trọng trước khi đưa ra một dự định xây nhà chính là phải có tiền để xây nhà. Nếu như bạn xem nhẹ việc lập kế hoạch tài chính cho việc xây nhà, thì có thể bạn sẽ phải gặp khó khăn lớn khi đối diện với nhiều thứ phát sinh hoặc nó có thể làm ảnh hưởng không hề nhỏ tới tài chính hiện tại của gia đình bạn.
Tuyệt đối không nên để trường hợp bỗng nhiên tiền của bạn bị cạn kiệt khi công trình đang xây dựng dở dang, và chúng tôi nghĩ cách tốt nhất là đầu tiên bạn nên cần dự trù trước chi phí, thông thường thì sẽ có 2 loại chi phí chính mà bạn cần tính toán trước:
1.1. Tính được chi phí xây dựng cơ bản
Đây chính là loại chi phí bạn cần có để xây dựng ngôi nhà ở mức độ hoàn thiện về phần kiên cố hay cũng có thể đã bao gồm luôn cả phần gạch lát để trang trí, trần thạch cao, kệ bếp và cả sơn nước trong ngoài ngôi nhà.
Chi phí loại này thường sẽ bao gồm: Chi phí tư vấn thiết kế (để bạn có được bản vẽ kỹ thuật thi công) + Chi phí thi công xây dựng + Chi phí giám sát ( hoặc là chủ nhà có thể tự giám sát).
Về mục chi phí thi công xây dựng được xem là chi phí lớn nhất, cách tính phổ biến hiện nay là mọi người thường sẽ lấy m2 sàn xây dựng nhân với đơn giá 1m2, cách tính này thì chỉ tương đối, cách tính chính xác nhất là bạn nên yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế cho mình lập đơn giá theo dự toán chi tiết các hạng mục.
1.2. Tính được chi phí phát sinh
Thực tế thì khi bạn xây nhà sẽ luôn có chi phí phát sinh, vì vậy mà ngoài số tiền chi phí xây dựng cơ bản thì bạn nên dự trù 10 -30% số tiền gọi là dự phòng phí, với khoản dự phòng đó thì bạn có thể phần nào yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với bên kiến trúc sư hay nhà thầu thi công.
1.3. Tính được chi phí trang trí nội thất
Thật ra, bạn cũng có thể tính chi phí này bao gồm cả chi phí để mua thiết bị của nhà tắm, bếp ga, máy lạnh, tủ lạnh, bàn ghế, đèn trang trí, và luôn cả các thiết bị gia dụng khác…
Lý do mà chúng tôi khuyên bạn nên tách riêng loại chi phí này vì đây là một phần rời và hoàn toàn có thể trang bị sau khi ngôi nhà đã hoàn thành. Thời gian mà bạn trang bị thêm những đồ dùng này sẽ không bị phụ thuộc vào thời gian xây nhà đâu nhé!
2. Làm được hồ sơ thiết kế
Theo ARC DECOR thì việc thiết kế là phần khá quan trọng của một ngôi nhà hoàn hảo. Bởi do một vài lý do như sau:
– Thứ nhất nếu như có bản thiết kế thì chúng ta có thể phần nào hình dung được tổng thể ngôi nhà khi xây xong nó sẽ thế nào, cách bố trí các phòng ra sao. Trong mỗi phòng thì sẽ sắp xếp trang trí thế nào (nếu nhà bạn đã có nhiều đồ cũ rồi thì cần phải thiết kế sao cho những đồ vật đó có thể tận dụng lại được).
– Thứ 2 khi thiết kế thì sẽ luôn tính cả những yếu tố như là phong thuỷ, bản thiết kế chi tiết có những vật liệu nào cần dùng, loại nào, và sử dụng bao nhiêu…. Ngoài ra ở những góc nhỏ sẽ luôn có những phần giúp cho việc tận dụng không gian tốt hơn cũng như sẽ trông đẹp hơn khi kê đồ vào.
– Thứ 3 theo như kinh nghiệm của chúng tôi là: khi những gì bạn làm theo thiết kế thì nói chung sẽ không xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên nếu như không có sự đồng thuận từ trước thì chắc chắn sẽ xảy ra tranh cãi và làm cho bản thiết kế bị thay đổi cũng là một vấn đề đáng lo đấy nhé.
Cho nên theo kinh nghiệm cho thấy tốt nhất là bạn nên đàm đám phán với người thiết kế để nếu như muốn thay đổi gì thì nên làm việc lại với thiết kế, họ chắc chắn sẽ đưa ra đề xuất tốt nhất để có thể thoả mãn yêu cầu của bạn (bởi ngay cả chính bạn cũng không thể biết hết được các vấn đề phát sinh về mặt kỹ thuật, vì thế cần phải có người tư vấn cho bạn là một hướng đi tốt nhất.
– Và cuối cùng là khi thiết kế tốt nhất bạn cũng nên nhờ họ tư vấn luôn cho mình về mảng hoàn thiện như: Sẽ chọn gạch màu gì thì hợp, cửa loại gì sẽ tốt nhất, sơn màu gì để hài hoà theo như bạn muốn hoặc theo phong thuỷ của bạn…
Nếu như đối với bạn vấn đề tài chính không phải là một trở ngại quá lớn và bạn hoàn toàn muốn làm đồng bộ thì tốt nhất là bạn nên thuê cả đội ngũ thiết kế nội thất để họ có thể làm hoàn thiện cho ngôi nhà của bạn luôn.
3. Chuẩn bị giấy tờ, xin giấy phép xây dựng
Bạn cần phải lên Quận để có thể xin giấy phép xây dựng, đây là việc phải làm đầu tiên trước khi bắt đầu xây nhà. Trên thực tế sẽ có rất nhiều người do lịch sử gia đình và các vấn đề như kế thừa giữa các thế hệ mà việc sở hữu nhà sẽ trở nên không rõ ràng về mặt pháp lý, vì vậy nên bạn cần phải tìm hiểu thêm về mặt pháp lý bao gồm các thủ tục cấp phép xây dựng nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
Ngoài ra, để được phép xây dựng, thì cần phải đảm bảo đủ các điều kiện như là: Khu đất đã được cấp sổ đỏ (hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và được cấp phép xây dựng.
Lưu ý: Khi xin cấp giấy phép xây dựng cần phải có một bộ hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng của một đơn vị hiện có tư cách pháp nhân và đã có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình. Chủ nhà sẽ không thể tự chuẩn bị được bộ hồ sơ này mà cần phải có nhà tư vấn thiết kế xây dựng hợp pháp sẽ chuẩn bị giùm mình.
Hỏi ý kiến những người xung quanh
Một điều nữa là trước khi xây nhà bạn cũng nên sang nói chuyện với hàng xóm xung quanh trước. Thứ nhất là bạn sẽ thông báo việc bạn sẽ xây nhà nên có thể sẽ xảy ra các vấn đề như vật liệu rơi bẩn, thợ đến thường xuyên làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của họ. Thứ hai là bạn nên nói rõ việc bạn xây dựng thế nào (ảnh hưởng đến họ) tránh việc khi đang xây thì xảy ra tranh chấp, tranh cãi thì sẽ không hay.
Trong trường hợp nếu việc xây nhà có thể ảnh hưởng đến nhà bên cạnh thì bạn phải chuẩn bị phương án đề phòng chống (như sụt lún, nứt…). Một vấn đề nữa là bạn xem nếu có khả năng ảnh hưởng cao thì bạn nên xem lại những phần liên quan xem có bị nứt, lún gì chưa (nếu có thì hãy chụp ảnh, lập biên bản trước để có thể làm bằng chứng). Thông thường việc xây dựng nhà cửa hay xảy ra tranh chấp, thế nên bạn cần chuẩn bị sẵn giấy tờ liên quan (có thể nói làkhi cần là có ngay) và chụp lại ảnh hiện trạng nhà hiện tại để có thể làm bằng chứng sau này nhé.
4. Lựa chọn nhà thầu thi công phù hợp
4.1. Nên thuê nhà thầu hay tự thực hiện
Việc quản lý chi phí có tốt hay không phần nào cũng sẽ phụ thuộc vào hình thức thuê nhà thầu của bạn đấy. Nhìn chung thường sẽ có ba cách thuê nhà thầu: Thứ nhất, bạn sẽ tự thực hiện và chỉ thuê nhân công. Thứ hai là bạn sẽ giao một phần cho nhà thầu phụ trách. Thứ ba, bạn sẽ khoán toàn bộ gói thầu mà không làm gì cả.
Nếu bạn giao cho nhà thầu toàn bộ thì việc quản lý chi phí sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều, bạn chỉ cần tìm cho mình một nhà thầu uy tín và có giá thi công hợp lý là được. Còn nếu thuê một phần thôi thì bạn sẽ phải quản lý chi phí cho phần còn lại.
Và thực tế minh chứng rằng: đôi khi chỉ vì tin tưởng nhau mà chủ nhà đã chọn bạn bè hoặc người thân của mình là người xây dựng căn nhà cho mình để rồi đến khi căn nhà được hoàn thành thì hai bên lại chẳng ai muốn nhìn mặt nhau. Chính sự quen biết, sự tin tưởng đó lại chính là rào cản khiến cho chủ nhà không tìm hiểu kỹ về khả năng, kinh nghiệm của chủ thầu, đến khi xây mới phát hiện chủ thầu không có khả năng thực hiện một căn nhà theo như mong muốn mà bạn đã đưa ra trước đó.
Trong trường hợp bạn sẽ tự thực hiện mọi việc chỉ thuê nhân công thì nên lưu ý không nên sử dụng một tốp thợ để làm một công trình từ đầu đến cuối mà phải sử dụng các tổ đội chuyên môn hóa cao, mỗi tổ sẽ có công việc riêng biệt như là: tổ thi công ép cọc, tổ thi công phần nề, tổ điện nước, tổ điều hòa, tổ thi công thạch cao, tổ thi công sơn bả, tổ thi công cơ khí, tổ thợ mộc…
Tuy nhiên hiện nay không có một nhà tư vấn thiết kế xây dựng, chủ nhà thực tế sẽ vẫn có thể xây được nhà. Ngay cả việc chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng cũng có thể thuê một đơn vị khác tư vấn để lập. Nhưng có thể nói vai trò của một nhà tư vấn đối với một công trình xây dựng là rất quan trọng. Tại sao vậy?
Đầu tiên, bạn sẽ có một mặt bằng được tổ chức chặt chẽ, mạch lạc và khoa học, phù hợp với công năng và yêu cầu sử dụng của tất cả các thành viên trong gia đình đó. Mặt bằng đó thường sẽ tận dụng tối đa được hết các diện tích để ở, cũng như sinh hoạt, có cả giếng trời, khoảng thông tầng để có thể lấy ánh sáng và thông thoáng một phần cho các khu vực bị bí, hay là thiếu sáng.
Ngoài ra cũng sẽ tạo được các khoảng không gian ở rộng rãi, sẽ biến các khoảng xấu xí, hư hỏng của tường, hay cột thành các khoảng âm tường đẹp để bạn có thể đặt được tủ quần áo, tủ trang trí một cách hợp lý nhất.
Chủ nhà còn được thiết kế một hình thức mặt ngoài nhà đẹp, độc đáo, phù hợp với sở thích và yêu cầu của từng cá nhân, phù hợp với cảnh quan môi trường đô thị xung quanh, nhưng vẫn khẳng định được phong cách của riêng chủ nhà nhé!
Ngoài ra, một số đơn vị tư vấn còn có nghiên cứu về phong thuỷ, thì bạn còn được tính toán các không gian, cách bố trí cửa, cầu thang và các đồ đạc hợp với phong thuỷ của bạn, để khi ở trong nhà bạn cảm thấy yên tâm, thoải mái, để khi có người đến chơi sẽ không nói bạn đang làm sai phong thuỷ, và nó cũng là đòn bẩy cho sự nghiệp và sức khỏe của chủ nhà.
Còn về việc thiết kế nội thất trong căn nhà (bao gồm cả việc thiết kế trang trí trần, tường, sàn, thiết kế ánh sáng, thiết kế mẫu và kiểu dáng đồ đạc…) thực tế thì chưa cần thiết ngay ở giai đoạn này nhưng nếu bắt đầu ngay thì việc thiết kế sớm có thể sẽ giúp căn nhà hoàn thiện hơn.
Vì nếu sau khi bạn đã xây dựng xong phần thô căn nhà mới bắt đầu thiết kế nội thất, bên chuyên gia nội thất cho rằng cần phải phá bỏ mảng tường này để xây thêm mảng tường kia… thì khi đó chắc chắn chi phí để thay đổi sẽ tốn kém nhiều hơn nữa.
4.2. Làm hợp đồng rõ ràng với nhà thầu
Với việc bạn lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công là vô cùng quan trọng để có thể đảm bảo được công trình không bị phát sinh ngoài ý muốn. Mặc dù việc phát sinh trong công trình xây dựng là điều không thể tránh khỏi, nhưng chi phí phát sinh của các nhà thầu chụp giựt thường rất cao và vô cùng bất hợp lý.
Ngoài ra, các nhà thầu hiện nay còn có thể làm khó bạn bằng cách như là thi công chậm tiến độ, hoặc sử dụng các loại vật tư giá rẻ, hay sử dụng thợ thuyền có tay nghề yếu,…
Cho nên, việc lựa chọn nhà thầu uy tín là một trong những cách quản lý chi phí hiệu quả. Đồng thời, việc thỏa thuận một hợp đồng chặt chẽ cũng có thể giúp bạn phòng tránh những vấn đề nói trên và ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu đối với công trình xây dựng đó.
4.3. Các tiêu chí để lựa chọn một nhà thầu uy tín
– Nhà thầu đã từng có kinh nghiệm thi công và đọc bản vẽ.
– Đến xem công trình đã thi công (chỉ cần là vào thẳng toilet xem chi tiết trát, ốp lát mạch vữa và lắp đặt thiết bị vệ sinh kỹ tính là được).
– Bắt buộc phải ràng buộc bằng hợp đồng.
– Ngoài ra, thợ thi công điện nước rất quan trọng, nếu yếu kém, thì hệ lụy để lại vô cùng nghiêm trọng (như đi dây ẩu, bố trí sai thiếu ổ cắm công tắc, chập cháy điện, thiếu thẩm mỹ, nước yếu, tắc toilet, và còn nhiều thứ khác nữa).
KẾT LUẬN:
Chắc chắn một điều rằng ngôi nhà đẹp thì cần sự hài hòa từ kiến trúc, văn hóa và sự chăm sóc trang trí của từng chủ nhà. “Xây nhà là việc cả đời”, thật ra việc xây ngôi nhà được xem như là việc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người.
Điều đó quyết định rằng người ở trong đó có cảm thấy thoải mái, và hạnh phúc hay không, ảnh hưởng phần lớn trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Do đó, mỗi chủ nhà cần hiểu về quy trình xây dựng trước khi tạo nên ngôi nhà của mình và càng đặc biệt hơn nếu đó là “lần đầu” của bạn.
Hy vọng rằng với những chia sẻ ARC DECOR chia sẻ ở trên có thể phần nào giúp cho các chủ nhà mới có thêm các thông tin bổ ích để có thể bắt đầu quá trình xây dựng ngôi nhà sắp tới một cách hoàn hảo hơn nhé! Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề xây dựng, hãy liên hệ với ARC DECOR ngay hôm nay, chúng tôi sẽ nhiệt tình giúp đỡ bạn.